Ôn tập Vật Lý 11 Chương 3 Dòng Điện Trong Các Môi Trường
Nhằm giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều tài liệu ôn tập, Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Ôn tập Vật Lý 11 Chương 3 Dòng Điện Trong Các Môi Trường được tổng hợp và biên soạn bám sát với nội dung chương trình học. Tài liệu tóm lược các nội dung trọng tâm của chương 3, các công thức và bài tập minh họa được phân loại theo từng dạng bài với trình bày rõ ràng, cụ thể như Hiện tượng điện phân, hiện tượng siêu dẫn… Bên cạnh đó, để củng cố kiến thức một cách có hệ thống hơn, các em có thể tham khảo lộ trình ôn tập mà đưa ra gồm nội dung các bài học, hướng dẫn giải bài tập SGK, các đề thi trắc nghiệm online Chương 3, các đề kiểm tra 1 tiết được sưu tầm từ nhiều trường THPT trên cả nước và được phân chia theo nhiều góc độ để giúp các em ôn bài hiệu quả, đánh giá được đúng năng lực của bản thân mình. Hy vọng rằng đây sẽ là một tài liệu bổ ích giúp các em học sinh ôn tập tốt, rèn luyện được thêm nhiều kĩ năng giải bài tập Vật lý 11 và đạt thành tích cao trong học tập, thi cử.
Đề cương Ôn tập Vật Lý 11 Chương 3
1. Dòng điện trong kim loại
+ Hạt tải điện trong kim loại là các electron tự do. Mật độ của chúng rất cao nên kim loại dẫn điện rất tốt
+ Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường.
+ Chuyển động nhiệt của mạng tinh thể cản trở chuyển động của hạt tải điện làm cho điện trở kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ. Đến gần 0 K, điện trở của kim loại rất nhỏ.
+ Vật liệu siêu dẫn có điện trở đột ngột giảm đến bằng 0 khi nhiệt độ T ( le ) TC.
+ Cặp nhiệt điện là hai dây kim loại khác bản chất, hai đầu hàn vào nhau. Khi nhiệt độ hai mối hàn T1, T2 khác nhau, trong mạch có suất điện động nhiệt điện
E = aT(T1 – T2), aT là hệ số nhiệt điện động.
2. Dòng điện trong chất điện phân
+ Trong dung dịch, các axit, bazơ và muối bị phân li thành ion (thuyết điện li): Anion mang điện âm là gốc axit hoặc nhóm (OH), còn cation mang điện dương là ion kim loại, ion H+ hoặc một số nhóm nguyên tử khác.
+ Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion trong điện trường.
+ Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi các anion đi tới anôt kéo các ion kim loại của điện cực vào trong dung dịch.
+ Khối lượng của chất được giải phóng ra ở điện cực khi điện phân:
m = (frac{1}{{96500}}.frac{A}{n}It)
trong đó m tính bằng gam, A là khối lượng mol nguyên tử của chất, I tính bằng ampe, t tính bằng giây, n là hóa trị của nguyên tố tạo ra ion.
+ Hiện tượng điện phân được áp dụng trong các công nghệ luyện kim, hóa chất, mạ điện, …
+ Định luật I Farađay: m = kq = kIt.
+ Định luật II Farađay: k =(frac{1}{F}.frac{A}{n}) ; với F = 9,65.107 C/mol.
+ Công thức Farađay: m = (frac{1}{F}.frac{A}{n})It.
3. Dòng điện trong chất khí
+ Chất khí vốn không dẫn điện. Chất khí chỉ dẫn điện khi có hạt tải điện (electron, ion) do tác nhân ion hóa sinh ra. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của electron và các ion trong điện trường.
+ Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí xảy ra khi ta phải dùng tác nhân ion hóa từ bên ngoài để tạo ra hạt tải điện trong chất khí.
+ Khi dùng nguồn điện áp lớn để tạo ra sự phóng điện qua chất khí, ta thấy có hiện tượng nhân hạt tải điện.
+ Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí là quá trình phóng điện vẫn tiếp tục giữ được khi không còn tác nhân ion hóa tác động từ bên ngoài.
+ Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực hình thành trong chất khí khi có điện trường đủ mạnh để làm ion hóa chất khí.
+ Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực hình thành khi dòng điện qua chất khí có thể giữ được nhiệt độ cao của catôt để nó phát được electron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt electron.
4. Dòng điện trong chất bán dẫn
+ Chất bán dẫn là một nhóm vật liệu mà tiêu biểu là gecmani và silic.
+ Điện trở suất của các chất bán dẫn có giá trị nằm trong khoảng trung gian giữa kim loại và điện môi.
+ Điện trở suất của chất bán dẫn phụ thuộc mạnh vào nhiệt độ và tạp chất.
+ Chất bán dẫn có hai loại hạt tải điện là electron và lỗ trống.
+ Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống dưới tác dụng của điện trường.
+ Bán dẫn chứa đôno (tạp chất cho) là loại n, có mật độ electron rất lớn so với lỗ trống. Bán dẫn chứa axepto (tạp chất nhận) là loại p, có mật độ lỗ trống rất lớn so với mật độ electron.
+ Lớp chuyển tiếp p-n là chổ tiếp xúc giữa hai miền mang tính dẫn điện p và n trên một tinh thể bán dẫn. Dòng điện chỉ chạy qua được lớp chuyển tiếp p-n theo chiều từ p sang n, nên lớp chuyển tiếp p-n được dùng làm điôt bán dẫn để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều.
Bài 1:
Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có anốt làm bằng đồng, điện trở của bình điện phân R = 8 (W), được mắc vào hai cực của bộ nguồn E = 9 (V), điện trở trong r =1 (W). Khối lượng Cu bám vào catốt trong thời gian 5 h có giá trị là bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải:
– Cường độ dòng điện trong mạch là (I = frac{E}{{R + r}})= 1 (A).
– Áp dụng công thức định luật Fara-đây là (m = frac{1}{F}frac{A}{n}I.t)
với I = 1 (A), A = 64, n = 2, t = 18000 (s), F = 96500(g/mol.C)
⇒ mCu =5,97 (g).
Bài 2:
Một nguồn gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động 0,9 (V) và điện trở trong 0,6 (Ω). Bình điện phân dung dịch CuSO4 có điện trở 205(Omega ) mắc vào hai cực của bộ nguồn. Trong thời gian 50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là:
A. 0,013 g B. 0,13 g
C. 1,3 g D. 13 g
Hướng dẫn giải:
– Bộ nguồn điện gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động 0,9 (V) và điện trở trong 0,6 (Ω). Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là E = 2,7 (V), r = 0,18 (Ω).
– Bình điện phân dung dịch CuSO4 có điện trở R = 205(Omega ) mắc vào hai cực của bộ nguồn.
Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là (I = frac{E}{{R + r}})= 0,0132 (A).
– Trong thời gian 50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là:
(m = frac{1}{F}frac{A}{n}I.t)= 0,013 (g).
Chọn đáp án B
Trắc nghiệm Vật Lý 11 Chương 3
-
Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 13 Dòng điện trong kim loại
-
Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 14 Dòng điện trong chất điện phân
-
Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 15 Dòng điện trong chất khí
-
Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 16 Dòng điện trong chân không
-
Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 17 Dòng điện trong chất bán dẫn
Đề kiểm tra Vật Lý 11 Chương 3
Phần này các em được làm trắc nghiệm online trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả và xem đáp án chi tiết từng câu hỏi.
-
Đề kiểm tra 15 phút chương Dòng điện trong các môi trường Vật lý 11
-
40 câu trắc nghiệm Vật Lý 11 chương Dòng điện trong các môi trường
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.
-
111 câu trắc nghiệm Dòng điện trong các môi trường Vật lý 11
-
Kiểm tra 15′ chương Dòng điện trong các môi trường Vật lý 11
Lý thuyết từng bài chương 3 và hướng dẫn giải bài tập SGK
Lý thuyết các bài học Vật lý 11 Chương 3
-
Vật Lý 11 Bài 13: Dòng điện trong kim loại
-
Vật Lý 11 Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân
-
Vật Lý 11 Bài 15: Dòng điện trong chất khí
-
Vật Lý 11 Bài 16: Dòng điện trong chân không
-
Vật Lý 11 Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn
-
Vật Lý 11 Bài 18: Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điốt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của Tranzito
Hướng dẫn giải Vật lý 11 Chương 3
-
Giải bài tập Vật lý 11 Chương 3 Bài 13
-
Giải bài tập Vật lý 11 Chương 3 Bài 14
-
Giải bài tập Vật lý 11 Chương 3 Bài 15
-
Giải bài tập Vật lý 11 Chương 3 Bài 16
-
Giải bài tập Vật lý 11 Chương 3 Bài 17
Trên đây là tài liệu Ôn tập Vật Lý 11 Chương 3 Dòng Điện Trong Các Môi Trường. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và hệ thống lại kiến thức Chương 3 hiệu quả hơn. Để thi online và tải file đề thi về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang và ấn chọn chức năng “Thi Online” hoặc “Tải về”. Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ !